Hướng dẫn giải Rubik 3×3 bằng Mehta Method

Hướng dẫn giải Rubik 3x3 bằng Mehta Method
Mehta là một phương pháp giải tốc độ Rubik 3×3 do Yash Mehta đề xuất vào năm 2020. Nó dựa nhiều vào các thuật toán, dẫn đến một phương pháp hứa hẹn có TPS cao cho hầu hết các lần giải. Nó cũng được đánh giá là có số lượng di chuyển thấp, có thể so sánh với Roux, nhưng ít hơn đáng kể so với CFOP. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm 1 số thử thách mới để giải Rubik 3×3 ngoài các phương pháp phổ biến quen thuộc, hãy thử trải nghiệm thêm phương pháp Mehta để giải Rubik 3×3 thông qua bài viết dưới đây nhé !

Mehta là một phương pháp giải tốc độ 3×3 do Yash Mehta hay Devagio đề xuất vào năm 2020. Ý tưởng đằng sau Mehta là có nhiều bước thuật toán hơn với số lượng thuật toán hợp lý, tối đa là 200. Đồng thời, giảm số lượt di chuyển. Số lượt di chuyển trung bình từ 40-50 lượt di chuyển.

Phương pháp này cho là “sự kết hợp số lần di chuyển của Roux với các thuật toán của CFOP”. Điều này làm cho phương pháp Mehta trở thành một phương pháp đáng gờm, và một phương pháp mà tất cả những người chơi Rubik hàng đầu trên thế giới có thể sẽ sử dụng một khi nó đủ phổ biến.

Ưu điểm
– Không sử dụng các phép xoay cả khối.

– Số lần di chuyển thấp hơn so với các phương pháp tốc độ khác như CFOP hoặc ZZ, có thể so sánh ngang với Roux.

– 3 bước thuật toán thay vì 2 bước, cho phép TPS tổng thể cao hơn.

– Khoảng 40% cách giải quyết hoàn toàn là gen RUD. 17% khác là gen MU hoặc gen RU.

Nhược điểm
– Một số thuật toán có nhiều lần di chuyển R2 liên tiếp.
– Điều chỉnh cả hai mặt bước cuối khiến có nguy cơ nhận được +2 hoặc DNF cao hơn.
– Việc chuyển đổi giữa các bước thuật toán rất khó thành thạo.

Có nhiều phiên bản biến thể Mehta theo từng bước giải. Trong đó phổ biển là Mehta-OS, OS là viết tắt của Option Select, và phần nâng cao là Mehta-TDR. Bài hướng dẫn này sẽ sử dụng cụm bước giải theo trình tự Mehta 6CO, 6CP, L5EP, nhưng đơn giản hóa hơn 1 chút. Chúng là cơ sở cho Mehta-OS và là bước bắt đầu cho người mới.

Các bước giải theo Mehta Method

Bước 1: Fist Block (FB) – Giải khối đầu tiên
Bước 2: Belt – Giải “ Vành đai” hay là Lát E- E slice.
Bước 3: Orient Edges (EO) – Định hướng cạnh còn lại
Bước 4: Orient Corners (6CO) – Định hướng góc còn lại.
Bước 5: Solve Corners (6CP) – Giải góc còn lại.
Bước 6: Solve Edges (L5EP) – Giải cạnh còn lại.

Bước 1: Fist Block (FB) – Giải khối đầu tiên

Mục tiêu

Bước này liên quan đến việc tạo một khối 1x2x3 trên mặt D. Sao cho có một khối 1x1x3 ở vị trí DL.

Cách thực hiện

Giải FB hay First Block giống như cách tạo khối đầu tiên của Phương pháp Roux, chỉ khác là khối được tạo trên mặt D chứ không phải là mặt L hoặc R như trong Roux. Khối có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu trên mặt D, nhưng sau đó nó sẽ được chuyển đến hàng dưới cùng bên trái và hàng dưới cùng ở giữa.

Phần này hoàn toàn tự nghiệm. Bạn hãy cố gắng tạo một khối trên nhiều màu sắc khác nhau, vì điều này sẽ giúp cho bạn nhiều lựa chọn hơn trong các giải pháp Mehta và nhiều lựa chọn hơn luôn tốt hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn giải First Block phương pháp Roux

Bước 2: Belt – Giải E slice.
Lát E hay E slice còn được gọi là Đai (Belt). Thực chất là giải 4 viên cạnh của tầng 2.

Bước này bao gồm 2 bước nhỏ là giải 3QB và giải cạnh cuối cùng.

Bước 2.1: Giải 3QB
Mục tiêu
Giải 3 viên cạnh của lớp cắt E là cạnh phía sau bên trái, phía sau bên phải và phía trước bên trái.

Cách thực hiện
Bước này bạn chỉ cần sử dụng các phép quay R, U, u, E để giải. Bước này hoàn toàn có thể tự nghiệm được do có ít mảnh đã giải và bạn có thể tự do thực hiện nhiều phép quay.

Bước 2.2: Giải cạnh cuối cùng.
Mục tiêu
Giải viên cạnh còn lại của lớp E, tức cạnh phía trước bên phải.

Cách thực hiện
Đối với cạnh cuối cùng này, bạn không thể giải tự do được nữa vì số phép quay có thể di chuyển đã bị hạn chế. Sử dụng F2L để giải cạnh cuối cùng này.

Bước 3: Orient Edges (EO) – Định hướng cạnh còn lại

Trong bước này, bạn cần định hướng các cạnh còn lại trên khối lập phương, tức các cạnh của tầng 1 và 1 cạnh còn lại của tầng 3, sao cho các mặt màu vàng hoặc màu trắng của chúng ở hướng mặt U hoặc D.
Điều này có nghĩa là cạnh có màu trắng có thể ở mặt D có tâm vàng, hoặc cạnh có màu vàng có thể ở mặt U có tâm trắng. Miễn là chúng hướng lên hoặc hướng xuống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *